Nghệ nhân Hà Nội – Quách Phan Tuấn Anh là một trong những nhân vật hiếm hoi của làng Định Công còn lưu giữ nghề làm đậu bạc. Hãy cùng với OKVIP tìm hiểu ngay thông tin về nghệ nhân cũng như nghề truyền thống này nhé.
Nghệ nhân Hà Nội Tuấn Anh nói về lịch sử của nghề đậu bạc
Khi nhắc tới những nghề truyền thống tinh hoa bậc nhất của kinh thành Thăng Long, chắc chắn không thể không kể đến nghề làm Đậu bạc. Đây là nghề kim hoàn ra đời từ thời Tiền Lý do 3 anh em họ Trần sáng lập. Tính cho tới nay đã có lịch sử hơn 1000 ngàn năm phát triển và hình thành.
Trải qua bao thăng trầm, đậu bạc hiện đang được gìn giữ và phát triển bởi các nghệ nhân của dòng họ Quách thuộc làng Định Công. Trong đó gia đình nghệ nhân Quách Phan Tuấn Anh – Nghệ nhân Hà Nội được xem là cơ sở làm nghề gia truyền và lâu năm bậc nhất Hà Nội.
Bố của anh Tuấn Anh chính là nghệ nhân làm đậu bạc vô cùng nổi tiếng Quách Văn Trường. Ông cũng được truyền nghề từ chính cha đẻ và dành đã cả cuộc đời mình để gìn giữ và phát huy ngành nghề này.
Nghệ nhân Tuấn Anh trải lòng về nghề đậu bạc truyền thống
Sinh ra trong gia đình có 3 anh em và từ nhỏ tất cả mọi người đều đã được tiếp cận với nghề đậu bạc. Thế nhưng khi lớn lên chỉ có một mình nghệ nhân Tuấn Anh là người nối nghiệp tổ tiên. Anh tâm sự, từ nhỏ tới lớn bản thân chưa bao giờ nghĩ là mình có thể theo được công việc này. Phần vì tính cách của anh khá hiếu động, thích những công việc có tính vận động và mới mẻ. Phần vì nghề làm Đậu bạc yêu cầu sự kiên nhẫn và tỉ mỉ rất cao. Nhưng sau những cố gắng anh đã trở thành nghệ nhân Hà Nội.
Quyết tâm nối nghiệp tổ tiên làm nghề Đậu bạc
Tuy nhiên sau khi lớn lên, với quyết tâm không để cho nghề truyền thống trứ danh này bị thất truyền. Nghệ nhân Hà Nội Tuấn Anh đã quyết tâm theo nghề và tiếp nhận lại xưởng kinh doanh từ người cha của mình vào năm 2003.
Anh Tuấn Anh tâm sự, con đường học nghề và lập nghiệp của mình cũng trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn. Trong những ngày đầu, anh vừa phải là người lên ý tưởng thiết kế, vừa phải trực tiếp làm ra sản phẩm. Bên cạnh đó còn phải liên hệ với khách hàng cũng như trực tiếp đào tạo thợ cho xưởng.
Vượt qua mọi trở ngại, với tinh thần đam mê và tâm huyết của mình. Nghệ nhân Tuấn Anh đã cùng với gia đình và anh em trong xưởng nỗ lực làm việc, tìm tòi sáng tạo. Nhờ đó mà tay nghề cũng như danh tiếng của xưởng đậu bạc của nghệ nhân Hà Nội ngày càng được nhiều người biết tới. Những năm trở lại đây số lượng khách hàng yêu thích và đặt mua cũng ngày một nhiều và còn thường xuyên quá tải.
Nghệ nhân Hà Nội nói về quy trình làm đậu bạc cơ bản
Bằng kiến thức và kinh nghiệm làm nghề dày dặn của mình qua hàng chục năm. Nghệ nhân Hà Nội Tuấn Anh đã giúp chúng tôi hiểu được cơ bản cách làm ra một sản phẩm đậu bạc là như thế nào?
Sau khi nhận được mẫu từ khách hàng hoặc thiết kế xong một mẫu vẽ tay. Những người thợ đậu bạc sẽ tiến hành nấu chảy hoàn toàn các thanh bạc sau đó rót ra thão và để nguội.
Các thanh bạc sau khi hình thành sẽ được đem đi cán qua 9 loại máy khác nhau. Sau công đoạn này những người thợ kim hoàn này sẽ tiến hành rút sợi chỉ và xe chúng lại thành các sợi bạc đạt tiêu chuẩn.
Công đoạn quan trọng vô cùng tỉ mỉ tiếp theo đó là đậu bạc. Tại đây các nghệ nhân sẽ ghép từ hàng trăm, hàng ngàn chi tiết nhỏ để tạo thành hình cho sản phẩm. Cuối cùng là hàn gắn các chi tiết lại với nhau để tạo thành một sản phẩm hoàn thiện. Đây chính là công đoạn khó và cần đến nhiều kỹ năng cũng như kinh nghiệm nhất khi làm nghề. Nguyên nhân là vì chỉ cần không kiểm soát tốt mức nhiệt thì bạc sẽ bị chảy ra và sẽ phải làm lại từ đầu.
Khi đã gắn kết xong, thợ bạc sẽ chuyển đến bước cuối cùng là làm sạch và đánh bóng. Như vậy là nghệ nhân Hà Nội đã hoàn tất xong quy trình 7 bước làm đậu bạc và sẵn sàng cho hàng xuất xưởng.
Sản phẩm tiêu biểu mà nghệ nhân Tuấn Anh sản xuất
Bên cạnh các sản phẩm lưu niệm thường thấy là nhẫn, hoa tai, dây chuyền, vòng cổ, trâm cài áo, cài tóc,… Nghệ nhân Hà Nội Tuấn Anh còn sản xuất cả tranh đậu bạc và lồng ghép thêm nhiều biểu tượng của Hà Nội để tạo ra các tác phẩm đặc sắc. Trong đó những bức tranh có xuất hiện hình ảnh Tháp rùa, Khuê Văn Các, Phố cổ, hoa sen, … luôn được đông đảo khách hàng ưa chuộng và lựa chọn nhiều.
Ngoài ra xưởng của anh cũng nhận làm tranh đậu bạc dựa theo mẫu mà khách hàng gửi đến. Tuy rằng có những sản phẩm phải mất đến cả tháng mới có thể hoàn thiện và xuất xưởng. Những anh vẫn luôn tâm niệm “Đậu bạc không phải là nghề có thể làm vội vàng hay qua loa”. Chính vì vậy tất cả các tác phẩm khi tới tay người tiêu dùng đều cực kỳ tinh xảo, độc đáo và công phu.
Lời kết
Với những đóng góp to lớn trong việc gìn giữ và phát ngành nghề truyền thống này. Năm 2017 anh Quách Phan Tuấn Anh đã được phong danh hiệu nghệ nhân Hà Nội trong lĩnh vực làm đậu bạc truyền thống. Đây không chỉ là niềm tự hào của cá nhân anh mà còn là niềm vui chung của các nghệ nhân làm nghề. Đừng quên theo dõi OKVIP thường xuyên để biết thêm nhiều nhân vật nổi tiếng khác nhé.
>>>Xem thêm: Lễ Kỷ Niệm 195 Năm Ngày Mất Của Danh Thần Thoại Ngọc Hầu